Thông báo: Chương trình tạm ngừng nhận đóng góp từ 0h ngày 1 tháng 10, 2021. Mời Quý vị đọc thêm thông tin tại đây.

Hoạt động

11 ngày đến với tuyến đầu chống COVID-19 tại Sài Gòn (20/7-31/7)

Kính thưa Quý vị,

Khi tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp thì nơi tuyến đầu, thành trì cuối cùng của cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, cần phải vững chắc hơn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, chỉ có sự tận tuỵ, hy sinh của các y bác sĩ thôi thì không thể giữ vững thành trì này, mà cần phải có sự đồng tâm hiệp lực từ mọi nguồn trong xã hội. Với thực trạng dịch bệnh hoành hành hiện nay, chúng ta từng không ít lần khởi lên lòng biết ơn trước sự tận tâm và tinh thần dấn thân của các y bác sĩ, cũng như sẽ thấu hiểu những vất vả, áp lực, hy sinh của họ dành cho bệnh nhân trong tâm dịch hiện nay.

Từ những ngày đầu, khi chưa chính thức công bố, chương trình “Chỉ Tình Thương Ở Lại” (CTTOL) đã nhận được  khoảng 01 (một) tỷ đồng từ cộng đồng Miền Tỉnh Thức ở nhiều nơi gửi về để chung tay. Sau thời điểm Radio số 12 của chuỗi “Chỉ tình thương ở lại” được phát sóng vào tối Thứ 7 ngày 31/7/2021, vượt ra ngoài Cộng đồng Miền tỉnh thức, chương trình đã nhận được sự thương yêu tin tưởng của đại chúng khắp nơi trong và ngoài nước với số tiền gửi về lên đến 717 triệu đồng (tính đến 24h đêm 31/7/2021) để chung tay với chương trình hỗ trợ trang thiết bị và đồ bao hộ đến với các y bác sĩ tại Sài Gòn.

Trong 11 ngày đầu tiên (20/7 – 31/7), đội ngũ vận hành chương trình, dưới sự dẫn dắt của Thầy Minh Niệm, đã khẩn trương gửi đến những tuyến đầu (gồm 8 bệnh viện dã chiến và điều trị) khoảng 15,940 vật phẩm trang thiết bị y tế và đồ bảo hộ trị, trị giá hơn 700 triệu đồng, cụ thể như sau:

  • 2.700 đồ bảo hộ PPE 3
  • 1.900 đồ bảo hộ PPE 4 Lakeland
  • 1.000 khẩu trang N95 có van
  • 9.700 khẩu trang N95 không van
  • 640 khẩu trang 3M

Chương trình xin hoan hỷ thông tin tới đại chúng và các nhà hảo tâm về chi tiết các vật phẩm đã trao tặng tới y bác sỹ từng Bệnh viện dưới đây.

Nơi thứ nhất: ngày 22/7/2021
BV Nguyễn Tri Phương
(468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh)
Người nhận: Bác sĩ Nguyễn Trần Phương Thành
Số lượng:

  • 500 đồ bảo hộ PPE 3
  • 500 khẩu trang N95 không van
  • 500 khẩu trang N95 có van

Nơi thứ 2: ngày 22/7/2021
BV Thống Nhất
(Số 1 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình,TP. Hồ Chí Minh)
Người nhận: BS. Huy – Trưởng khoa cấp cứu
Số lượng:

  • 500 đồ bảo hộ PPE 3
  • 500 khẩu trang N95 không van
  • 500 khẩu trang N95 có van

Nơi thứ 3: ngày 28/7/2021
BV Dã Chiến Cần Giờ
(Đường Duyên Hải, khu phố Miễu Ba, thị trấn Cần Thạch, huyện Cần Giờ, TP. HCM)
Người nhận: BS. Huynh Vị
Số lượng:

  • 1000 đồ bảo hộ PPE 3
  • 7200 khẩu trang N95 không van (Kichy)

Nơi thứ 4: ngày 30/7/2021
BV Dã chiến số 12
(Chung cư R5 khu tái định cư 38,4 ha phường An Khánh, Tp. Thủ Đức)
Người nhận: Anh Thành (Nhân viên kho)
Số lượng:

  • 700 đồ bảo hộ PPE 3
  • 640 khẩu trang N95 – 3M.8210

Nơi thứ 5: ngày 31/7/2021
BV Bình Dân
(Phòng công tác xã hội – Khu kỹ thuật cao BV Bình Dân – 326 Điện Biên Phủ – Tp.HCM)
Người nhận: Bs. Nhung (Trưởng khoa cấp cứu)
Số lượng:

  • 750 đồ bảo hộ PPE 4

Nơi thứ 6: ngày 31/7/2021
BV Răng Hàm Mặt
(265 Đ. Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh)
Người nhận: Chị Ngọc (Trưởng phòng CTXH)
Số lượng:

  • 575 đồ bảo hộ PPE 4 Lakeland

Nơi thứ 7: ngày 31/7/2021
BV Trưng Vương
(255 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP.HCM)
Người nhận: Chị Hòa (Trưởng phòng CTXH)
Số lượng:

  • 575 đồ bảo hộ PPE 4 Lakeland
  • 500 Khẩu trang N95 không van (Kichy)

Nơi thứ 8: ngày 1/8/2021
BV Hóc Môn
(65/2B Bà Triệu, TT Hóc Nôn, Hóc Môn, TP.HCM)
Người nhận: Chị Yến Anh (Trưởng Hậu cần khu B)
Số lượng:

  • 575 đồ bảo hộ PPE 4 Lakeland
  • 900 Khẩu trang N95 không van

Sau hơn 10 ngày cuối tháng 7, chương trình “Chỉ tình thương ở lại” đã đến với y bác sỹ tại 8 bệnh viện. Chương trình rất mong nhận được sự thương yêu, tin tưởng và đồng hành của Quý vị để tiếp tục là Nguồn Tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến cam go này.

Kính chúc toàn thể y bác sĩ luôn mạnh khỏe, vững vàng để dịch bệnh mau chóng được đẩy lùi, để không còn nữa cảnh “những ngón tay không thể chạm vào nhau, những ánh nhìn cũng phải cần khoảng cách”.